• Trang chủ
  • > Sách
  • > Khởi nghiệp
  • > Nỗi cô đơn thượng lưu
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Nỗi cô đơn thượng lưu

Nỗi cô đơn thượng lưu

  • Tác giả:
  • Thể loại: Khởi nghiệp
  • Nguồn: Theo mạng thư viện
  • Ngày cập nhật: 01/06/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
99% sờ tác ấp (start-up: khởi nghiệp) thất bại ở lần đầu tiên. Cả thế giới đều vậy cả. Nhưng họ thấy bình thường. Thất bại thì làm lại. Nhưng có một số người sĩ diện không vượt qua được. Thi rớt, thất bại làm ăn, ly hôn…là biến mất, vì lúc đậu ĐH làm to quá, lúc khai trương công ty hoành tráng quá, lúc đám cưới làm dữ dội quá. Gặp mọi người sợ hỏi. Hậu quả của chia sẻ cá nhân nhiệt tình là như vậy đấy.

Ad ngồi cà phê sáng nay, nghe 1 nhóm bạn trẻ nói với nhau về chuyện sờ tác ấp (start-up). Đi cà phê ở VN rất thú vị, nghe lén được hết trơn các bàn xung quanh, vì phần lớn ai cũng nói với âm lượng khá lớn. Thấy có 1 bạn nói mở doanh nghiệp là phải thành công, thất bại không dám nhìn mặt mũi ai nữa. Cả nhóm gật gù đồng tình. Giống như xưa đậu ĐH, mở tiệc khao lớn quá nên thi rớt chuyển giai đoạn hay tốt nghiệp hem được là hem dám về nhà. Sự chia sẻ chuyện cá nhân ở ta luôn quá mức, chuyện mở DN là chuyện cá nhân của mình, mắc mớ tâm sự thông báo chi cho ba mẹ anh chị em bạn bè, rồi rắc rối giải trình miết. Gặp họ là cứ bị châm chọc “chào giám đốc”, hoặc “dạo này làm ông chủ đâu thèm nói chuyện với tui” nghe rất khó chịu. Cứ gặp mặt bà con dòng họ là bị hỏi “doanh nghiệp của con sao rồi, làm ăn được không”, lỡ thất bại thì thôi trốn luôn. Tự dưng gây áp lực cho mình chi vậy.
 
99% sờ tác ấp (start-up: khởi nghiệp) thất bại ở lần đầu tiên. Cả thế giới đều vậy cả. Nhưng họ thấy bình thường. Thất bại thì làm lại. Nhưng có một số người sĩ diện không vượt qua được. Thi rớt, thất bại làm ăn, ly hôn…là biến mất, vì lúc đậu ĐH làm to quá, lúc khai trương công ty hoành tráng quá, lúc đám cưới làm dữ dội quá. Gặp mọi người sợ hỏi. Hậu quả của chia sẻ cá nhân nhiệt tình là như vậy đấy.
 
Làm ăn, khởi nghiệp, âm thầm mà làm. Chỉ thông báo với người có thể giúp mình ví dụ có thể cho mượn vốn, giới thiệu vài mối quan hệ ban đầu. Còn người không thể giúp mình thì không nói, nói chi? Còn gia đình người thân, người thương mình thì tuyệt đối không. Họ lo lắng, quan tâm khiến mình mệt hơn. Chứ có ích lợi gì?
 
Vậy nhé các bạn. Khả năng giữ mồm giữ miệng, biết nên nói cái gì với ai, hoặc có những cái bí mật "sống để dạ chết mang theo"…tương ứng với độ trưởng thành về nhận thức. Một đứa trẻ nó không có giấu cái gì, nó thấy gì, nghe gì…thì nó nói y chang lại. Nhưng mình đã lớn, trưởng thành, chuẩn bị làm chủ thì phải khác. Chỉ chia sẻ kiến thức, vốn sống, kinh nghiệm, trí khôn, máu, tạng, tiền bạc, thông tin làm ăn học hành… cho người khác, chia sẻ mấy cái này nhiệt tình vào. Còn chuyện cá nhân của mình, của người khác thì KHÔNG chia sẻ, biết cũng không nói. Ai hỏi cũng lắc đầu cười cười đá qua chuyện khác. Phải chấp nhận cô đơn. Ông chủ nào chả cô đơn. Tuy nhiên, nỗi cô đơn thượng lưu cũng thú vị. Ví dụ ngồi 1 mình câu cá ở biển Caribe, hay 1 ly Sâm-panh trên tòa 88 tầng Jinmao Tower Thượng Hải, hoặc lặng lẽ đi Canada lựa máy bay riêng để mua theo ý mình, mình có chịu nổi cảm giác cô đơn đó không? Nếu chịu nổi thì mình đã có thể làm chủ được rồi đấy.
 
Còn nếu mình thấy việc đi mua xe máy Air Blade mà dắt cha mẹ anh em dòng họ theo để bàn tới bàn lui, hoặc việc ra bờ kè nhậu lẩu cá kèo cá lóc để bình luận chuyện 27 vs 72, ép bạn nhậu dzô 100%, rồi bóp cái lon bia quăng cái đất kêu cái rổn…mà thấy vui sướng hơn thì thui, hem nên đọc lại bài này lần nữa.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo