• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng mềm
  • > Trình độ không quan trọng bằng thái độ
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Trình độ không quan trọng bằng thái độ

Trình độ không quan trọng bằng thái độ

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng mềm
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Chung quy, tất cả mọi thứ đều bắt nguồn từ hai chữ thái độ. Muốn bản thân được nhìn nhận và tin tưởng, điều đầu tiên dân công sở nên làm là điều chỉnh thái độ của mình trong công việc.

Làm việc trong môi trường công sở một thời gian dài, nếu chị em chịu khó quan sát và để ý, sẽ dễ dàng nhận thấy được rằng, có những người luôn được sếp giao trọng trách xử lý những công việc quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn; tuy nhiên, cũng có những cá nhân chỉ được giao cho những công việc vặt vãnh, không đáng để nói tới.
 
Từ thực trạng đó, một câu hỏi được đặt ra cho nhiều người đi làm trong môi trường văn phòng rằng: "Có hay không sự ưu ái một cách quá đáng hoặc thiên vị thấy rõ tồn tại nơi công sở". Thiết nghĩ, "Có" và "Không" đều có thể là đáp án xác đáng cho nghi vấn này.
 
Bởi lẽ, với thực trạng như vậy, sự ưu ái chắc chắn là có. Tuy nhiên, sự ưu ái sẽ chẳng khi không mà đến một cách tự nhiên; trái lại, nó bắt nguồn từ những nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ cũng như thái độ trong công việc của mỗi cá nhân.
 
Những người có thái độ tốt, cầu tiến, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc hẳn nhiên sẽ được sếp tin tưởng giao cho xử lý những việc có tầm ảnh hưởng. Còn những cá nhân hời hợt, không tỉ mẩn, nhiều năng lượng tiêu cực hẳn nhiên chỉ xứng đáng nhận về những công việc vặt vãnh, ít gây ảnh hưởng đến ai. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta có thể đi sâu vào phân tích hai kiểu người cơ bản nơi công sở:
 

Người càng hay khó chịu càng nhận về việc vặt


Cuộc sống luôn xoay vần và sự may mắn cũng thế. Có thể ngày hôm nay chúng ta gặp rất nhiều điều thuận lợi, nhưng ngày mai, hàng loạt khó khăn cứ thế bủa vây khiến ta mệt mỏi. Vấn đề vốn nằm ở góc nhìn và cách chúng ta ứng xử với những sự vụ xảy ra với mình. Người khó chịu luôn đinh ninh rằng, những khó khăn thử thách mà họ gặp phải là những việc không may mắn, rồi từ đó nảy sinh tâm lý than thân, trách phận.

Nghe có vẻ nghịch lý nhưng trên thực tế, những người khó chịu thường rất hay bị nhận lấy phần thiệt. Đơn cử, họ sẽ bị sếp giao làm những phần việc lặt vặt ví dụ như chuẩn bị tài liệu, đặt phòng cho cuộc họp - những công việc khó có thể được đánh giá cao. Tại sao lại như vậy? Mọi việc đều có nguyên nhân của có.
 
Đối với những người hay khó chịu, khi bị giao những công việc như thế, thái độ của họ bắt đầu không tốt, thông qua việc có những biểu cảm nhăn nhó trên khuôn mặt hoặc tệ hơn, bạo gan nói ra những điều bất mãn. Chính vì làm việc trong tâm trạng khó chịu nên họ không thể làm tốt công việc được giao và liên tục mắc lỗi. Việc nhỏ còn mắc lỗi, thử hỏi sếp nào dám giao thêm việc lớn. Thế nên, như một vòng lặp, họ chỉ mãi được giao những công việc tạp vụ nhỏ lẻ mà thôi.
 

Người vui vẻ ít khi phải chịu thiệt thòi


Ngược lại, dù có bị giao làm những công việc nặng nhọc, những người vui vẻ cũng không thể hiện cảm xúc tiêu cực bằng những biểu cảm khó chịu trên khuôn mặt. Thay vào đó, họ vui vẻ hoàn thành thật tốt công việc được giao trong khoảng thời gian sớm nhất có thể. Từ thái độ cầu thị và tích cực ấy, họ sẽ nhận được cái nhìn tích cực và thiện cảm từ phía đồng nghiệp cũng như sếp.

Vì vậy, như một kết quả tất yếu, những lần sau họ sẽ được giao những công việc ở mức độ cao hơn. Cứ thế, họ lại tiếp tục hoàn thành tốt công việc, đáp ứng được kỳ vọng của mọi người và đương nhiên sẽ được giao những công việc lớn hơn sau đó.
 
Chung quy, tất cả mọi thứ đều bắt nguồn từ hai chữ thái độ. Muốn bản thân được nhìn nhận và tin tưởng, điểm tiên quyết chúng ta cần phải làm đó chính là có một thái độ cầu thị cũng như sự chuyên nghiệp trong cung cách làm việc. Văn phòng luôn là nơi dư dả sự ưu ái, tuy nhiên, nó chỉ thật sự được dành cho những cá nhân vượt trội và xứng đáng.

 
Bạn nên đọc
Quảng cáo