• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng mềm
  • > Tư duy phản biện để sáng suốt hơn mỗi ngày
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Tư duy phản biện để sáng suốt hơn mỗi ngày

Tư duy phản biện để sáng suốt hơn mỗi ngày

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng mềm
  • Nguồn: Theo mạng thư viện
  • Ngày cập nhật: 01/06/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Tư duy phản biện có thể tạo ra các giải pháp tích cực và có lợi cho tất cả mọi người, cho dù bạn là thợ sửa ống nước mong muốn tìm giải pháp tốt nhất để công việc hiệu quả hay một phụ huynh gặp khó khăn trong việc dạy con.

Có một nguyên nhân khiến tư duy phản biện luôn là một trong những kỹ năng được các nhà tuyển dụng mong muốn nhất, vì nó giúp giải quyết các vấn đề hiệu quả và đưa ra các quyết định đúng đắn.Đây cũng là một kỹ năng sống hữu ích, vì nó giúp chúng ta chắc chắn về các lựa chọn và đưa ra phán đoán trong bất kỳ tình huống cụ thể nào. 
 
Vì vậy, cho dù bạn là thợ sửa ống nước mong muốn tìm giải pháp tốt nhất để công việc hiệu quả hay một phụ huynh gặp khó khăn trong việc dạy con thì tư duy phản biện có thể tạo ra các giải pháp tích cực và có lợi cho tất cả mọi người.
 
Là kỹ năng cần thiết cho sinh viên mới ra trường
 
Mặc dù tư duy phản biện là một kỹ năng quan trọng nhưng đó cũng là vấn đề ít được đề cập nhất, đặc biệt là đối với sinh viên mới ra trường. Sự thiếu hiểu biết này khiến cho khái niệm tư duy phản biện trở nên mơ hồ và chỉ được hiểu là “phân tích khách quan và đánh giá một vấn đề để hình thành một phán quyết”. Chính vì vậy nhiều tình huống không được xem xét công bằng dẫn đến việc phán đoán sai lầm.
 
Những câu hỏi để nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc
 
Đối thoại với bản thân luôn là việc làm khó khăn, tuy nhiên bạn có thể tự hỏi mình bằng những câu hỏi sau đây để kích hoạt khả năng phản biện của não. Chúng có khuynh hướng khuyến khích quá trình tư duy sâu sắc, tránh những câu trả lời đơn giản một chiều. Việc sử dụng quy tắc phân loại của Bloom để xác định loại câu hỏi định hình tư duy phê phán. Với quy tắc này, con người có khuynh hướng đối thoại bản thân trong bất kỳ tình huống nào.
 
Chỉ tập trung vào kiến thức 
 
Những câu hỏi sau đây khiến chúng ta phải sử dụng những kiến thức có liên quan đến các sự kiện, thông tin và các thuật ngữ đơn giản để trả lời. Điều này giúp tạo ra ngữ cảnh cho những hoàn cảnh cụ thể trong khi thêm thắt yếu tố cá nhân. Sau đây là một số ví dụ.
 
Vấn đề này là gì?
Chuyện này xảy ra khi nào?
Tại sao nó xảy ra?
Ai đã tác động vào?
 
Tập trung vào mức độ hiểu 
 
Những câu hỏi tiếp theo là để chứng minh sự hiểu biết của bạn về các thông tin trên bằng cách đặt ra câu hỏi so sánh, diễn giải và dịch thông tin. Việc này khuyến khích quá trình tư duy sâu sắc hơn và đầy thử thách hơn, từ đó giúp bạn hiểu được những sự thật cụ thể liên quan với nhau như thế nào. Ví dụ: 
 
Có bằng chứng nào để…? 
Vấn đề này khác vấn đề kia như thế nào? 
Việc này được giải thích như thế nào?
 
Áp dụng vào thực tiễn 
 
Nhiều copywriter thường sử dụng bước này để viết nội dung quảng cáo. Chúng khuyến khích áp dụng những kiến thức mới và hiểu biết mới để nội dung trở nên mới mẻ, hấp dẫn. Ví dụ: 
 
Những sự việc nào đang chứng minh cho vấn đề này? 
Bạn thể hiện sự hiểu biết của bản thân như thế nào? 
Bạn sẽ tiếp cận vấn đề này như thế nào?
 
Câu hỏi dựa trên phân tích 

 
Ở bước này, chúng ta cần chia nhỏ dữ liệu và thông tin để khám phá động cơ và nguyên nhân cơ bản. Chúng ta sẽ suy nghĩ cởi mở và chu đáo hơn ở cấp độ này đồng thời nó khuyến khích bạn xem xét vấn đề ở một khía cạnh hoàn toàn khác. Ví dụ: 
 
Bạn phân loại như thế nào…? 
Bạn có thể suy luận gì từ…? 
Làm thế nào bạn phân loại được…? 
Bạn có thể xác định được…?
 
Câu hỏi dựa trên đánh giá 

 
Câu hỏi dựa trên đánh giá giúp bạn định lượng các phát hiện và phán đoán bằng cách buộc bạn đưa ra các lập luận và bảo vệ các ý kiến đã định trước. Ví dụ:  
 
Đánh giá sự đóng góp của A đối với B? 
Suy nghĩ nào là tốt hơn giữa…? 
Giá trị hay tầm quan trọng của…?
 
Câu hỏi dựa trên sáng tạo và tổng hợp 
 
Để hoàn thành quá trình này, bạn cần phải đặt những câu hỏi để tổng hợp những thông tin chi tiết bằng những cách thú vị và độc đáo. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang tìm cách hoàn thiện vấn đề một cách mới mẻ. Ví dụ:
 
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?
Bạn giải thích vấn đề này theo cách khác như thế nào?
Chúng ta có thể thử ở khía cạnh khác hoặc…?
 
Cách tiếp cận vấn đề theo mức độ như trên phản ánh quá trình nhận thức và thúc đẩy suy nghĩ phản biện, và nó có thể ảnh hưởng đến cách tư duy của bạn trong một thời gian dài. Cụ thể là, những câu hỏi này sẽ liên tục thách thức những lối suy nghĩ truyền thống và giúp bạn đưa ra những giải pháp mới cho các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo