• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kinh doanh
  • > Vì sao người hiếu đạo mới là người tài giỏi nhất, Bài học dạy con sâu sắc từ tỷ phú Lý Gia Thành
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Vì sao người hiếu đạo mới là người tài giỏi nhất, Bài học dạy con sâu sắc  từ tỷ phú Lý Gia Thành

Vì sao người hiếu đạo mới là người tài giỏi nhất, Bài học dạy con sâu sắc từ tỷ phú Lý Gia Thành

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kinh doanh
  • Nguồn: Đại Kỷ Nguyên
  • Ngày cập nhật: 31/05/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
“Con hợp tác với người khác, phải coi trọng hiểu đạo! Giả sử con lấy 70% lợi nhuận là hợp lý, 80% cũng được, nhưng Lý gia chúng ta lấy 60% là được rồi.”

“Con hợp tác với người khác, phải coi trọng hiểu đạo! Giả sử con lấy 70% lợi nhuận là hợp lý, 80% cũng được, nhưng Lý gia chúng ta lấy 60% là được rồi.”
- Lý Gia Thành -

Lý Gia Thành từng căn dặn con trai: “Con hợp tác với người khác, phải coi trọng hiểu đạo! Giả sử con lấy 70% lợi nhuận là hợp lý, 80% cũng được, nhưng Lý gia chúng ta lấy 60% là được rồi.” Cảnh giới cao nhất của tài giỏi chính là hiểu đạo.

Trong Chu Dịch – Khôn viết: “Quân tử lấy đức để chứa vạn vật”. Người hiểu đạo, có thể điều khiển cái tôi, tự do đi khắp thiên hạ. Người hiểu đạo, như biển lớn dung nạp hàng trăm con sông, lấy đức phục nhân. Mọi người đều bằng lòng qua lại với người hiểu đạo, vì họ có thể làm người ta cảm thấy yên tâm, làm người ta cảm thấy có thể tin cậy. (Chu Dịch – Khôn tức phần viết về quẻ khôn trong Dịch Kinh, “khôn” là tượng trưng cho mặt đất, đất chứa vạn vật, và cũng có thể cho vạn vật cư ẩn).

Nhưng trong thế giới phức tạp, ngàn người ngàn mặt, tính cách của mỗi người đều có đặc điểm riêng, có cách gì có thể nhìn ra được một người hiểu đạo hay không? Chìa khóa chính là nằm ở quan sát ý nghĩa tinh thần của họ.

Nếu một người sở hữu 3 loại phẩm chất dưới đây, vậy chúng ta có thể nói người này căn bản là một người hiểu đạo.

- Người hiểu đạo, chắc chắn trong lòng có thiện ý
Hiểu đạo không liên quan đến tài năng, học thức, nó là một loại đức tính đẹp liên quan đến nhân tính. Nếu như một người mãi mãi chỉ biết nghĩ cho bản thân, không nghĩ cho người khác, vậy tâm của người đó không đủ rộng mở. Người được gọi là hiểu đạo, phải là người luôn luôn có thể suy nghĩ cho người khác.

Suy nghĩ cho người khác, chính là hy vọng cuộc sống của người khác được hạnh phúc mỹ mãn. Suy nghĩ cho người khác, chính là hy vọng cuộc sống của người khác bớt một chút phiền muộn khốn khó. Vì vậy người như vậy căn bản có thể hoán đổi (hoán đổi vị trí với người khác để suy nghĩ.)
Người xưa nói: “Đừng tưởng ác nhỏ mà làm, đừng tưởng thiện nhỏ mà không làm”. Tuy rằng hoán vị suy nghĩ chỉ là một thiện hạnh rất nhỏ, nhưng người hiểu đạo phần lớn đều có phẩm chất này. Họ nhiệt tình với công ích (lợi ích của công chúng), hiến mình vào sự nghiệp đoàn thể, hoặc là đóng vai trò tích cực trong công tác xã hội. Vì vậy mọi người đều rất vui vẻ đem trách nhiệm giao phó cho họ.

- Người hiểu đạo, chắc chắn là con người chính trực
Nếu như nói lương thiện nghĩa là biết suy nghĩ cho người khác, vậy hàm ý của chính trực tức là gặp chuyện có thể dùng tiêu chuẩn “phải trái – đúng sai” để đo lường. Người hiểu đạo chắc chắn là người chính trực, đứng trước chuyện nhỏ hay chuyện lớn đều có thể đưa ra phán đoán hợp tình hợp lý.
Người chính trực, gặp chuyện sẽ không đơn giản dựa vào lợi ích mà đưa ra phán đoán, mà sẽ liên tục quan sát lương tâm của mình, cái gì có thể nhẫn nhịn, cái gì không thể tha thứ.

- Người hiểu đạo, chắc chắn là làm việc cẩn trọng
Khổng tử nói: “Quân tử Thái mà không kiêu, tiểu nhân kiêu mà không Thái”. Chữ “Thái” chính là vững chắc như núi Thái Sơn, chính là xử sự cẩn trọng, người như vậy là người có thể làm người khác tín nhiệm, người như vậy có thể làm người khác yên tâm, vì vậy mới được gọi là người nhân đạo.
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ luôn gặp phải một số người, họ làm việc thiếu cái này mất cái kia, không đầu không đuôi, mỗi lần khi chúng ta giao công việc vào tay của họ, khó tránh khỏi cảm thấy lo lắng và lo ngại. Thật ra đây không phải là biểu hiện của hiểu đạo.

Người hiểu đạo làm việc nhất định sẽ cẩn trọng, chuyện gì cũng có thể làm rất chu đáo, đối với mỗi một chi tiết, mỗi một chỗ không vừa mắt đều có khả năng lực quan sát nhạy bén, và cương quyết giải quyết tốt vấn đề nhỏ nhặt. Xử sự cẩn trọng, mới có thể được gọi là người hiểu đạo.

Hiểu đạo, không phải không vô duyên vô cớ, cho phép người khác tùy ý làm trái nguyên tắc. Hiểu đạo, cũng không phải cứ cắm đầu làm “người tốt mãi”, thà để quyền lợi của bản thân bị xâm phạm nhiều lần, cũng không chịu kháng nghị.

Hiểu đạo là một loại bao dung và khoan dung được xây dựng trên cơ sở phân biệt rõ đúng sai, vì vậy cách thức xử sự của họ vô cùng cẩn trọng. Trong cuộc sống khi chúng ta gặp phải người như vậy, nên giao lưu nhiều hơn, và học tập theo họ.


Nguồn: Đại Kỷ Nguyên

Bạn nên đọc
Quảng cáo