• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > Ý thức tự giác
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Ý thức tự giác

Ý thức tự giác

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Có thể nói “ý thức tự giác” là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen mới trong cách nghĩ, cách hành động và diễn thuyết nhằm mục đích nâng cao bản thân và hướng đến thành công.
Chúng ta cùng theo dõi câu chuyện sau

Ngày xưa, có một ông Vua sai quân lính đặt một tảng đá lớn nằm chắn ngang đường đi rồi ông nấp vào một bụi cây gần đấy và theo dõi. Lần lượt ông ta thấy, những thương nhân giàu có đi qua, rồi đến những cận thần của ông đi qua, nhưng không ai có ý định xê dịch tảng đá sang bên nhường chỗ cho lối đi cả, họ chỉ lẩm nhẩm đổ lỗi cho nhà Vua vì đã không cho người giữ sạch sẽ con đường.
 
Một lúc sau, nhà Vua nhìn thấy một người nông dân đi tới với một xe rau cồng kềnh nặng trĩu. Nhìn thấy tảng đá, người nông dân liền ngừng xe và nhảy xuống đất, cố hết sức mình ông ta đã đẩy được tảng đá sang bên kia vệ đường. Vừa làm ông ta vừa lẩm bẩm: “Thật không may nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đây”. Xong đâu đấy, người nông dân quay trở lại xe để tiếp tục đi tiếp, thì bỗng nhìn thấy một bao tiền to đùng đặt ngay chỗ mà ông đã di chuyển tảng đá. Đó là một một món quà của Đức Vua cho người nào dịch chuyển được tảng đá.
 
Câu chuyện trên cho chúng ta nhiều suy nghĩ :

Tự giác có từ đâu?

Tự giác không phải là kỹ năng bẩm sinh. Điều quyết định hành vi tự giác của một người phụ thuộc vào ý thức của những người trong gia đình. Một đứa trẻ sẽ không biết tự đi cất ly sau khi uống nước khi nó không thấy ba, mẹ hay anh, chị nó làm điều đó. Một học sinh tiểu học sẽ không tự động ngồi trong lớp làm bài khi nó không thấy những anh, chị hay bạn bè nó làm điều đó.

Tự giác duy trì được bao lâu và có bị mất đi không?

Hành vi mang tính chất của một kỹ năng mềm sẽ luôn được duy trì nếu như chúng ta rèn luyện nó và không bị ảnh hưởng bởi những tác nhân xấu. Việc đứa trẻ tự giác làm những việc của nó mỗi ngày sẽ không bao giờ bị mất đi nếu không bị ảnh hưởng bởi sự lười biếng, cẩu thả của một người anh hay chị nào đó. Việc một đứa trẻ tự giác từ nhỏ sẽ quyết định tính cách của nó khi lớn lên rất nhiều.
 
Có thể nói “ý thức tự giác” là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen mới trong cách nghĩ, cách hành động và diễn thuyết nhằm mục đích nâng cao bản thân và hướng đến thành công.
 
Rèn luyện “Ý thức tự giác” cũng là một nhiệm vụ được định hướng và chọn lọc. Nó là kết quả của những nỗ lực hết mình, chứ không phải là của sự dễ dãi.
 
Mỗi ngày, hãy lên kế hoạch thực hiện một nhiệm vụ nhỏ với thời gian định trước:
 

1. Tập cách cân nhắc việc chần chừ

 - Lên kế hoạch thực hiện một nhiệm vụ cụ thể vào buổi sáng và một lần nữa vào buổi tối.
- Nhiệm vụ đó không nên dài hơn 15 phút.
- Chờ chính xác đến thời gian đã định. Khi đến thời gian thì phải bắt đầu thực hiện nhiệm vụ ngay.
- Cố duy trì thời khóa biểu mới trong ít nhất là hai tháng.
- Việc lên kế hoạch giúp bạn tập trung vào những thứ cần ưu tiên. Bằng cách chú trọng bắt đầu thực hiện nhiệm vụ hơn là hoàn thành chúng, bạn có thể tránh được sự chần chừ không đáng có.
- Lên kế hoạch một nhiệm vụ nào đó và giữ nó đúng giờ, tránh hành động một cách bốc đồng.
- Theo dõi quá trình thực hiện: Vào cuối ngày, ghi chép lại những việc đã hoàn thành với thời gian nhiều hơn đã định.
 
Việc lập bảng ghi chép sẽ giúp bạn theo dõi xem bản thân đã mất bao nhiêu thời gian để làm những công việc đó. Từ đó điều chỉnh lại cho thích hợp. Nếu bạn có dư thời gian, hãy lấp đầy khoảng thời gian ấy bằng một vài công việc nhỏ và ghi chú lại, lên kế hoạch cho những nhiệm vụ khác.
 

2. Từ việc rèn luyện “ý thức tự giác” nghiệm ra cách quản lý quỹ thời gian

Quản lý quỹ thời gian có thể là một công việc rất vất vả. Hãy tự hỏi, nếu bạn không quản lý được bản thân, làm sao bạn quản lý được thời gian?
 
Khi bạn kiểm soát được công việc, bạn xây dựng ý thức tự giác sau đó sẽ hình thành được cách quản lý thời gian, điều đó giúp bạn xây dựng lòng tự tin.
 

3. Duy trì việc ghi nhận quá trình rèn luyện ý thức tự giác

 
- Ghi nhận thời gian bắt đầu và kết thúc của công việc.
- Xem lại những thông tin phản hồi từ quá trình thực hiện.
 
Dạng nhật ký rèn luyện này sẽ là một công cụ quý giá để giúp những hoạt động của bạn đạt được kết quả tốt hơn. Nó sẽ giúp bạn phân loại công việc ưu tiên, nhận ra cái nào quan trọng, cái nào không, cũng như ước lượng thời gian thích hợp cho nó.
 

4. Lên kế hoạch cho ngày làm việc hoặc học tập của bạn

 
Khi bạn chuẩn bị bắt đầu ngày làm việc của mình hoặc chuẩn bị làm việc, hãy dành ra vài phút để ghi ra giấy những công việc mà bạn cần phải hòan thành trong ngày hôm ấy.
 
- Lên danh sách những thứ cần ưu tiên.
- Bắt đầu làm công việc quan trọng nhất trước.
- Hãy cố thử duy trì như thế trong một vài ngày, để thấy thói quen giúp ích cho bạn như thế nào
- Thói quen được hình thành theo thời gian. Còn việc mất bao lâu là tùy thuộc vào bạn và thói quen của bạn.
 
Khi bạn hình dung rõ đựơc những cái mà bạn muốn đạt trong ngày, thì khả năng hoàn thành những công việc đó của bạn sẽ rất cao. Viết hoặc phác thảo ra một ngày làm việc sẽ giúp bạn rất nhiều. 
 
- Đừng nản chí, đừng để thử thách làm bạn chùn bước.
- Nếu bạn thất bại, hãy nhớ rằng đó là chuyện bình thường.
- Nghỉ ngơi một chút và rồi lại đối đầu với những thử thách đó.

5. Phối hợp thói quen mới với thói quen cũ

 
Nếu bạn hay uống cà phê sáng, hãy kết hợp, vừa uống tách cà phê đầu tiên trong ngày vừa viết và phân lọai ưu tiên những công việc của bạn.
 
Việc phối hợp này sẽ tạo nên sự liên kết trong hệ thần kinh và giúp chúng ta dễ “ghi nhớ” hơn
 

6. Đánh dấu quá trình của bạn

Trên lịch để bàn, trên trang word máy tính, trên bàn ăn sáng, bất cứ đâu thuận tiện bạn hãy đánh dấu những ngày mà bạn đã thực hiện kế hoạch thành công. Nếu bạn phá vỡ quá trình, hãy bắt đầu lại.
 
Việc này giúp bạn có thể hình dung ra kế hoạch làm việc để củng cố quá trình thực hiện của bạn.
 
Bên cạnh đó, bạn nên quan sát những người xung quanh bạn để xem ý thức tự giác và thói quen đã giúp họ hoàn thành mục tiêu như thế nào. Tham khảo lời khuyên của họ, xem điều nào đã thực sự có tác dụng, điều nào không.
 
Tự giác là một trong các kỹ năng mềm cần thiết để thành công. Những người tự giác từ nhỏ cho đến khi lớn lên đi học và làm việc luôn là những người nổi bật. Họ sẽ được những nhà tuyển dụng, cấp trên hay đồng nghiệp đặc biệt quan tâm, để ý bởi sự năng động, tích cực. Thậm chí, nếu bạn là một người tự giác bạn sẽ cảm nhận được cảm giác hạnh phúc bao nhiêu khi mình đóng vai trò là một người truyền cảm hứng.
Bạn nên đọc
Quảng cáo