• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng mềm
  • > Làm sao để từ chối mà không khiến người khác phật lòng?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Làm sao để từ chối mà không khiến người khác phật lòng?

Làm sao để từ chối mà không khiến người khác phật lòng?

  • Tác giả: Vô danh
  • Thể loại: Kỹ năng mềm
  • Nguồn: Internet
  • Ngày cập nhật: 26/03/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Một người bạn đồng nghiệp không mấy thân thiết nhờ bạn một việc mà bạn không muốn làm? Bạn sẽ từ chối thẳng thừng hay lo sợ mình sẽ làm tổn thương cậu ta hoặc ảnh hưởng đến mối quan hệ trong công ty của mình mà ép buộc mình phải đồng ý?

Một người bạn đồng nghiệp không mấy thân thiết nhờ bạn một việc mà bạn không muốn làm? Bạn sẽ từ chối thẳng thừng hay lo sợ mình sẽ làm tổn thương cậu ta hoặc ảnh hưởng đến mối quan hệ trong công ty của mình mà ép buộc mình phải đồng ý?

7 chiến thuật nói “không” dưới đây là câu trả lời vừa nhẹ nhàng nhưng cũng kiên quyết để cho đối phương biết rằng bạn không thể đáp ứng được yêu cầu của họ. Càng có thể nói “không” với những việc của người khác mà bạn không muốn làm, bạn sẽ càng có nhiều thời gian để dành cho bản thân, gặp những người bạn muốn gặp, đi những nơi bạn muốn đến, hoặc thỏa mãn những đam mê riêng của mình.

Bạn là người nói “có” bất kể mình muốn hay không muốn? Hãy đọc tiếp những lời khuyên sau nhé!

Vì sao bạn không thể nói “không”?

Có rất nhiều lý do khiến cho sự từ chối đối với bạn cực kỳ khó khăn, chẳng hạn như:

– Bạn lo lắng sẽ khiến cho người khác bị tổn thương;
– Bạn lo sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội “ghi điểm” trong mắt đối phương;

– Bạn sợ người kia sẽ giận, hoặc không thích bạn nữa;

– Bạn không thể nói “không” vì bạn cảm thấy tội lỗi nếu không nói “có”;

– Bạn không thể từ chối vì người kia năn nỉ rất thành tâm.

Vì sao bạn phải tập nói “không”?
– Bạn không muốn ôm vào mình những trách nhiệm không phải của mình, vì bạn cần có thời gian cho bản thân, để thực hiện những việc mà bản thân mình thật sự mong muốn.

– Từ chối yêu cầu của người khác không phải là ích kỷ, bởi mỗi người đều có quyền từ chối việc gì đó nếu như nó ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của mình.

– Bạn không thể làm hài lòng tất cả yêu cầu của mọi người và cũng không có đủ thời gian cho việc đó.

– Nói “không” giúp cho bạn tạo ra được một giới hạn cho bản thân, cũng như nâng cao sự tôn trọng dành cho bản thân mình. Nó giúp cho mọi người hiểu rằng, bạn cũng có những nhu cầu riêng và những giới hạn riêng.

Những lời nói “không” hiệu quả

Quá nhiều việc phải làm: hãy cho người kia biết rằng bạn đang rất bận rộn, có nhiều thứ phải lo nên bạn không thể nhận thêm một trách nhiệm nào nữa.

“Mình không thể giúp bạn xách đồ ra Hà Nội được vì mình có rất nhiều thứ lỉnh kỉnh mang về cho gia đình.”

Giới thiệu sang một người khác: làm cho lời từ chối nhẹ nhàng hơn bằng cách giới thiệu cho đối phương một người khác có thể giúp đỡ họ.

“Em không thể giúp chị mang món đồ này được, nhưng có lẽ chị B được đó. Thứ sáu này chị ấy cũng đi Hà Nội, chị hỏi thử xem!”

Trì hoãn câu trả lời: hãy nói rằng bạn sẽ suy nghĩ về lời yêu cầu đó. Đây là một cách hay nếu như bạn là người không thể từ chối một ai.

“Không biết hành lý em mua có đủ không nữa, để em xem lại rồi báo cho chị nhé!”

Trì hoãn lời yêu cầu: cho người kia biết rằng bạn cũng rất muốn nhận lời nhưng không phải là bây giờ.

“Tiếc quá mình không thể đi Vũng Tàu với bạn vào ngày mai, nhưng chắc tháng sau sẽ được đấy!”

Đơn giản, hãy nói “không”: bạn không cần bất cứ lý do biện hộ nào cả, chỉ cần nói thẳng ra rằng bạn không thể làm được là xong.

“Xin lỗi nha, mình không giúp bạn được rồi!”

Từ chối với sự thành tâm: biểu hiện cho đối phương thấy được sự cảm kích cũng như sự tiếc nuối khi không thực hiện được yêu cầu của họ.

“Thật sự cảm ơn cậu vì đã mời tớ đến buổi tiệc, nhưng mà tiếc quá, hôm đấy tớ kẹt cứng lịch mất rồi.”
Đưa ra giới hạn thời gian: nếu không thể hoàn toàn từ chối, hãy đưa ra giới hạn thời gian mà bạn có thể xem xét được. 

“Ok, mình sẽ giúp cho bạn nhưng mình chỉ rảnh 2 tiếng buổi chiều thứ 7 này thôi nhé!”

Cố gắng trở thành một con người hào hiệp và dễ mến là một việc tốt, tuy nhiên để làm hài lòng tất cả mọi người, chấp nhận tất cả mọi yêu cầu người khác đưa ra khiến cho bản thân mình mang thêm gánh nặng trách nhiệm hoặc đặt lợi ích của họ lên trên cả những ưu tiên của bản thân thì hoàn toàn là một chuyện không nên. Còn bạn, bạn có cách nào để từ chối khéo léo hay có kinh nghiệm nào hay ho không? Cùng chia sẻ nhé!

Bạn nên đọc
Quảng cáo